5 loại viêm kết mạc dị ứng

    Viêm kết mạc dị ứng cấp: Do phản ứng viêm cấp tính ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên. Mi mắt và kết mạc đôi khi sưng phù làm bệnh nhân lo sợ, tuy nhiên, tình trạng này thường kéo dài trong vài giờ và có thể tự giới hạn.

    Viêm kết mạc dị ứng cấp: Do phản ứng viêm cấp tính ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên. Mi mắt và kết mạc đôi khi sưng phù làm bệnh nhân lo sợ, tuy nhiên, tình trạng này thường kéo dài trong vài giờ và có thể tự giới hạn.

    Viêm kết mạc dị ứng theo mùa hoặc quanh năm: Tình trạng dị ứng xảy ra nặng hơn theo mùa (thường là mùa xuân hay hè của các nước ôn đới) hoặc xuất hiện quanh năm. Có thể kèm theo viêm mũi dị ứng.

    Viêm kết - giác mạc mùa xuân: Đây là một thể bệnh đặc biệt, thường xuất hiện ở trẻ trai từ 5 - 7 tuổi, tiền sử bị chàm, có tiền căn dị ứng trong gia đình. Bệnh lý này có thể làm tổn thương giác mạc, gây ảnh hưởng thị lực.

    Dị ứng kết - giác mạc: Thường xuất hiện ở người trưởng thành, có tiền căn bị chàm hay hen suyễn. Thể bệnh này biểu hiện quanh năm, ngoài kết mạc, còn có tổn thương mi mắt (sưng, vảy da mi, sừng da mi) và giác mạc kèm theo làm giảm thị lực.

    Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ: Đây là thể bệnh do sự tiếp xúc cơ học trực tiếp của kết mạc mi với kính áp tròng, mắt giả, chỉ khâu... gây tổn thương dạng nhú to ở mi mắt thấy được qua thăm khám.

    Thường thì 2 thể bệnh viêm kết - giác mạc mùa xuân và dị ứng kết giác mạc là 2 thể đáng lo ngại hơn cả do chúng có thể gây tổn thương lên giác mạc, làm mờ mắt. Tuy nhiên, khi điều trị viêm kết mạc dị ứng có sử dụng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài, có thể gây biến chứng gây đục thủy tinh thể, cườm nước hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm giác mạc xảy ra.

    Lời khuyên của thầy thuốc

    Viêm kết mạc dị ứng không gây nguy hiểm nhưng thường tái phát khi mắt tiếp xúc với dị nguyên. Nếu như phát hiện ra nguyên nhân gây dị ứng thì cần tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó. Nếu như dị ứng với phấn hoa, bụi thì cần phải đeo kính mắt, đeo khẩu trang; không nên trồng, cắm hoa xung quanh nhà; khi dọn vệ sinh nhà cửa cần có phương tiện bảo hộ che chắn bụi...

    Khi bị bụi, phấn hoa bay vào mắt phải dùng thuốc chống dị ứng nhỏ vào mắt rửa sạch các dị nguyên này. Dị ứng với lông thú vật thì không nên nuôi chó, mèo trong nhà... Đặc biệt tránh day, dụi, xoa, ấn tại mắt vì có thể gây tổn thương mắt và cần ghi nhớ phải dùng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng mỗi ngày.

    Luôn vệ sinh sạch sẽ nhất là hai bàn tay. Khi đi ra ngoài nên đeo kính để hạn chế gió, bụi. Nhỏ nước muối sinh lý để rửa mắt nhất là đối với gia đình có người thân bị bệnh.

    Phải tiến hành cách ly người bệnh: dùng riêng khăn, chậu rửa, kính mắt, thìa bát, vỏ gối, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người... Tập trung điều trị hợp lý và tích cực cho người bệnh đến khi khỏi hẳn.

    Sau khi chăm sóc cho bệnh nhân phải rửa tay bằng xà phòng. Khỏi bệnh phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng tránh tái nhiễm lại.

    Cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, khám đúng hẹn theo lịch để tránh các biến chứng loét trên giác mạc, tránh tác dụng phụ của thuốc và quan trọng là hạn chế bệnh tái phát.

    Theo SKDS