'Chìa khóa' giúp trẻ yêu thích học tiếng Anh

    Theo chị Chung Phạm Ngọc Hiền (Thạc sĩ giáo dục tại Australia, Phụ trách học thuật của Tổ chức Anh ngữ Yola), để trẻ thích ngoại ngữ, điểm quan trọng là chương trình học phù hợp và kích thích niềm đam mê tự khám phá kiến thức của các em.

    Theo chị Chung Phạm Ngọc Hiền (Thạc sĩ giáo dục tại Australia, Phụ trách học thuật của Tổ chức Anh ngữ Yola), để trẻ thích ngoại ngữ, điểm quan trọng là chương trình học phù hợp và kích thích niềm đam mê tự khám phá kiến thức của các em.

     

    - Từng giảng dạy tiếng Anh cho rất nhiều em học sinh Việt Nam ở độ tuổi cấp 2, theo chị đâu là khó khăn lớn nhất với lứa tuổi này?

    - Các em trong độ tuổi 10-15 thường khá nhạy cảm về mặt tâm lý vì chưa thật sự là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ nhỏ. Các em bắt đầu hình thành tính cách, suy nghĩ và sở thích riêng. Mặt khác, ở lứa tuổi này, các em phát triển rất nhanh về mặt thể chất, tâm lý cũng như trí tuệ. Do đó, đây cũng là độ tuổi thích hợp để xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng để vượt trội trong tương lai. Thử thách của những người giảng dạy ngoại ngữ là phải thiết kế chương trình học đa dạng, có nhiều hoạt động phong phú và đặc biệt là đòi hỏi sự chủ động của học sinh để các em có thể phát triển tối đa và toàn diện đam mê khám phá, tìm tòi cũng như những kỹ năng của bản thân.

    - Theo chị, phương pháp dạy ngoại ngữ nào là phù hợp nhất với độ tuổi này?

    - Có nhiều cách tiếp cận về dạy và học ngoại ngữ cho lứa tuổi thiếu niên, tuy nhiên sau thời gian dài giảng dạy, tôi thấy một phương pháp đang chứng minh được tính hiệu quả đối với các em học sinh, đó là dạy ngoại ngữ lồng ghép kiến thức (Content-Based Instruction - CBI). CBI là phương pháp giảng dạy ngôn ngữ mới đang ngày càng phổ biến gần đây trên thế giới. Đây là phương pháp giảng dạy lấy kiến thức làm trọng tâm và ngoại ngữ trở thành phương tiện để tiếp cận các kiến thức đó. Phương pháp này đã được áp dụng thành công ở Mỹ và Canada từ hơn 10 năm nay cho các học sinh nhập cư không nói tiếng Anh, và hiện áp dụng tại nhiều nước tiên tiến.

    - Sự khác biệt của phương pháp CBI so với các phương pháp dạy ngoại ngữ thông thường khác như thế nào?

    - Chương trình CBI làm cho việc học ngoại ngữ tự nhiên hơn và tạo nhiều động lực hơn cho các em học tập. Với khối lượng kiến thức dồi dào và các hoạt động phong phú như thuyết trình, làm việc nhóm, làm mô hình và tranh luận, các em sẽ không cảm thấy nhàm chán như khi học giao tiếp, từ vựng hay ngữ pháp thông thường. Ngôn ngữ học ở đây được ngữ cảnh hóa tạo cho việc học mang ý nghĩa hơn và vì thế ngữ liệu được đào sâu và ghi nhớ lâu hơn. Phương pháp này cũng khơi gợi niềm đam mê khám phá, sự tò mò và sáng tạo ở các em khi chủ điểm các bài học rất phong phú và đa dạng từ văn học, nghệ thuật đến địa lý, khoa học, thiên văn học…

    - Hiện phương pháp này được áp dụng thế nào tại Việt Nam?

    - Hiện nay, phương pháp CBI tuy không còn mới trên thế giới nhưng vẫn chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Ngoại trừ các em theo học tại trường quốc tế - nơi sử dụng phương pháp và giáo trình theo chuẩn nước ngoài thì rất nhiều học sinh Việt Nam vẫn chưa được tiếp cận với phương pháp học ngoại ngữ này.

    Yola Institute là một trong số các tổ chức Anh ngữ đi tiên phong trong việc áp dụng CBI vào chương trình tiếng Anh cho học sinh 10 - 15 tuổi (Yola English Junior – YEJ). Bộ giáo trình YEJ được chính bộ phận nghiên cứu của Yola thiết kế dựa trên giáo trình Milestones và Keystones của Mỹ dành cho học sinh nhập cư, giúp các em nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,  nhấn mạnh vào việc ứng dụng tiếng Anh trong các môn học như toán, khoa học, văn học, nghệ thuật và văn hóa. Bên cạnh đó, các kỹ năng học thuật nền tảng như thuyết trình, tư duy phản biện, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tra cứu thông tin, viết luận và viết báo cáo... cũng được đưa vào chương trình một cách tự nhiên.

     

     

    Một giờ học của chương trình Yola English Junior (Yola Institute).



    - Cụ thể, một lớp học áp dụng phương pháp CBI thường diễn ra như thế nào?

    - Một lớp học áp dụng phương pháp CBI tại Yola luôn bao gồm các hoạt động chính là kích thích trí tò mò, động viên sự chủ động học tập, lồng ghép kiến thức vào hoạt động giải trí, kích thích sự suy nghĩ và thẩm thấu kiến thức thông qua ngôn ngữ là tiếng Anh. Ví dụ hôm nay các em học về chủ đề “môi trường”. Bắt đầu giờ học, các em sẽ được xem một bộ phim về các vấn đề về môi trường trên trái đất. Tiếp theo đó, cả lớp sẽ chia theo nhóm để tìm hiểu và thảo luận về các câu hỏi liên quan như “Môi trường có tác động gì đến đời sống của con người?”, “Điều gì dẫn đến những vấn đề môi trường hiện nay?”…

    Xuyên suốt quá trình thảo luận, các em sẽ được học cách tìm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như thầy cô, bạn bè, sách vở, website… từ đó học cách diễn đạt bằng tiếng Anh một cách tự nhiên nhất. Ngoài ra, giáo viên cũng tổ chức nhiều trò chơi nhỏ giúp các em nhớ từ mới nhanh hơn như ô chữ, đoán từ qua hành động, mô tả… Cuối bài học, mỗi nhóm sẽ được giao cho một dự án liên quan đến môi trường để các em lên ý tưởng và thực hiện, sau đó sẽ thuyết trình vào một buổi khác. Dự án này có thể là bài báo cáo, mô hình, tác phẩm nghệ thuật… tùy vào khả năng sáng tạo của các em.

     

    Untitled-1-5627-1378865726.jpg

     

    Cô Chung Phạm Ngọc Hiền (váy hoa) và các em học sinh chương trình Yola English Junior (Yola Institute).


    - Các em học sinh thay đổi như thế nào sau khi theo học chương trình này?

    - Nhiều học sinh của tôi khi bắt đầu học tại Yola, dù đã có khả năng giao tiếp rất tốt do được học ngoại ngữ từ sớm, vẫn gặp thử thách do chưa được làm quen với các kỹ năng học thuật và việc phát huy khả năng tư duy tối đa. Nhưng sau 1 - 2 tháng theo học chương trình YEJ, các em dần có những suy nghĩ độc lập và khả năng phán đoán, nhận xét vấn đề trở nên nhạy bén và sâu sắc hơn.

    Ngoài việc nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh, các em cũng xây dựng được sự tự tin, biết cách thể hiện bản thân và có được nền tảng kiến thức khoa học xã hội vững chắc, từng bước thể hiện sự đam mê cũng như ý thức tự giác học tập. Nhiều phụ huynh khi chọn chương trình này cho con rất tin tưởng YEJ và họ nhận thấy những bước thay đổi của con em không chỉ về mặt ngôn ngữ, kiến thức, kỹ năng học thuật mà quan trọng hơn là hiểu biết và định hình quan điểm riêng về các vấn đề xã hội thông qua các thông điệp giáo dục được lồng ghép ở mỗi đề tài của bài học.

     

    Theo Vnexpress