Vén màn 'bí mật' của ngành ngân hàng hàng đầu thế giới

    Kết quả kinh doanh quý I/2014 và chiến lược kinh doanh được đề ra đầu năm của hai ngân hàng JP Morgan và Well Fargo có sự trái ngược nhau, phần nào phản ánh chung được toàn cảnh ngân hàng Mỹ.

    Kết quả kinh doanh quý I/2014 và chiến lược kinh doanh được đề ra đầu năm của hai ngân hàng JP Morgan và Well Fargo có sự trái ngược nhau, phần nào phản ánh chung được toàn cảnh ngân hàng Mỹ.

     

    Kết quả kinh doanh của ngân hàng JP Morgan trong quý 3 tháng đầu năm 2014 hầu hết giảm. Cụ thể, doanh thu cho vay thế chấp giảm mạnh gần 85%, mức lợi nhuận cũng giảm gần 1/4 tức 20%. Mặc dù kết quả tụt dốc nhưng JP Morgan vẫn định hướng đảm bảo chiến lược dài hạn, giữ vững các quy chuẩn cho vay khắt khe.

    Ngân hàng mạnh khác là Wells Fargo lại thu về những tín hiệu khả quan với mức doanh thu kỷ lục nhờ mảng thu phí quản lý tài sản dù cho thị trường nhà đất rớt giá. Nhưng Wells Fargo lại không nới lỏng các quy định về cho vay.

     

     

    Nhận định về ngân hàng này, bà Joo Yung Lee, Trưởng phụ trách về các tổ chức tài chính Bắc Mỹ, Fitch Ratings cho biết: “Wells Fargo là đơn vị cho vay thế chấp lớn nhất Mỹ và có mối gắn kết sâu rộng với khách hàng nên ngân hàng này sẵn sàng hạ chuẩn cho vay thế chấp xuống thấp hơn một chút”.

    Hiện cả hai ngân hàng JP Morgan và Wells Fargo vẫn thu hút các nhà đầu tư. Ông Paul Miller, chuyên gia ngân hàng, FBR Captial Markets cho biết: “Điều nhà đầu tư quan tâm không phải là quý này hay quý tới, mà họ hi vọng vào mức lãi suất cao hơn trong năm sau và năm sau nữa”.

    Trong thời gian này, các ngân hàng lớn tại Mỹ giờ đây phải đối mặt với quy định mới của Cục Dự trữ liên bang, buộc các ngân hàng phải tăng vốn. Trong tuần sau, bức tranh ngân hàng đầu tư của Mỹ quý I/2014 sẽ được thể hiện rõ nét hơn khi hàng loạt các ngân hàng lớn khác Goldman Sachs, Citigroup và Morgan Stanley cũng sẽ công bố báo cáo tổng kết. 

     

    Theo Nguoiduatin.vn