Tuyên bố sắc lạnh của Nga khiến Mỹ đắn đo lựa chọn

    Phải chăng đã đến lúc bị dồn nén, Liên bang Nga buộc phải quyết đoán, quyết liệt, không ra tay không được của một cường quốc quân sự đẳng cấp thế giới?

    Phải chăng đã đến lúc bị dồn nén, Liên bang Nga buộc phải quyết đoán, quyết liệt, không ra tay không được của một cường quốc quân sự đẳng cấp thế giới? 

     

    Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, lấy danh nghĩa chống khủng bố, chống phát triển vũ khí giết người hàng loạt, Mỹ đã tiến hành không dưới 4 cuộc chiến tranh để và đã thực hiện thay đổi chính quyền ở 3 quốc gia.

    Từ kinh nghiệm của 4 cuộc chiến tranh này, chúng ta nhận thấy rõ là cái gì cũng có thể lặp lại như nguyên nhân gây chiến chẳng hạn…, nhưng tính chất, tình thế chiến tranh thì không, bởi lẽ. khu vực tác chiến hay nói cách khác địa chiến lược, địa chính trị khu vực tác chiến không hoàn toàn giống nhau.

    Chính lẽ đó, cuộc chiến tại Syria mà Mỹ có thể gây ra hoàn toàn khác với Libi và Irac cho dù cái cớ để gây ra có chiêu bài gần giống nhau, cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy rằng, nếu như tại Irac, Libi, nước Anh cùng vào cuộc với Mỹ thì tại Syria, Anh bỏ cuộc, còn Pháp lại tiên phong cùng Mỹ sẵn sàng tham chiến.

     

    Cuộc chiến địa chính trị

    Syria với Nga không những có một địa chiến lược quan trọng mà trong tình hình hiện nay Syria là cuộc chiến địa chính trị cuối cùng tại Trung Đông của Nga với Mỹ.

    Nếu như chính quyền của Tổng thống Assad sụp đổ, Nga không còn một chút ảnh hưởng nào ở Trung Đông, đồng thời sự phụ thuộc về năng lượng Nga của EU cũng theo đó giảm mạnh bởi một loạt các đường ống dẫn khí đốt của các nước quanh vùng Vịnh qua Syria sẽ đến với EU.

    Thử hỏi, khi kinh tế Nga chủ yếu nhờ vào xuất khẩu năng lượng và vũ khí thì sức mạnh răn đe của Nga là gì? Vị thế của Nga ở đâu?

    Năm 2009, ông Assad đã từ chối ký kết một thỏa thuận với Qatar về việc xây dựng một đường ống dẫn dầu trên đất liền chạy từ vùng Vịnh qua Syria để đến châu Âu, nhằm bảo vệ lợi ích của Nga - đồng minh của Syria và cũng là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của châu Âu.

    Và, vừa rồi Nga từ chối thẳng thừng “kiểu mặc cả với Nga trên lưng Syria” của Ảrập Xêút khiến cho một một chính trị gia người Syria cảm kích nói: "Ảrập Xêút nghĩ rằng chính trị đơn giản chỉ là vấn đề mua chuộc con người hoặc đất nước. Họ không hiểu rằng Nga là một cường quốc và đó không phải là cách Nga thực hiện các chính sách của mình. Syria và Nga có mối quan hệ gần gũi trên nhiều lĩnh vực trong hơn nửa thế kỷ qua và đồng rial của Arập Xêút sẽ chẳng thể thay đổi thực tế đó".

    Vì thế, Syria với Nga không chỉ là đồng minh thân cận mà còn là một vũ khí địa chính trị ở Trung Đông, là “làn ranh đỏ” của an ninh quốc gia và danh dự quốc thể. Nga buộc phải làm tất cả trong khả năng có thể để bảo vệ Syria hoặc ít nhất buộc ai đó phải trả giá đắt.

     
    Tàu khu trục Nastoychivyy của Hải quân Nga

    Tuyên bố sắc lạnh của Nga

    Trong tình hình Syria bị Mỹ và đồng minh đổ tội cho sử dụng VKHH vào ngày 21/8 giết hại hơn 1400 dân thường và chuẩn bị tấn công trừng phạt thì ngày 28/8, Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh cho lực lượng vũ trang Liên bang Nga sẵn sàng thực hiện "một cuộc tấn công quân sự lớn" chống lại Ảrập Xêút trong trường hợp phương Tây tấn công Syria (EU Times ngày 28/8).

    Tuyên bố của TT Putin đã khiến Ảrập Xêút hoảng sợ và lập tức báo động chuyển trạng thái quân đội từ cấp 5 lên cấp 2. Hơn ai hết, chỉ có Arap Xeut mới hiểu vì sao mình sợ. Nga yếu hơn Mỹ, nhưng các cuộc tập trận quy mô lớn của Nga thể hiện vừa qua cũng đủ sức dạy cho Ảrập Xêút một bài học về thói coi trời bằng vung, dám khiêu khích đe dọa khủng bố nước Nga.

    Nếu như Mỹ tấn công Syria vì một chứng cứ không chắc chắn để thuyết phục HĐBA và thế giới thì Nga tấn công Ảrập Xêút với một lý do mà ngay cả Mỹ cũng phải chấp nhận dù rất miễn cưỡng khi đưa ra HĐBA, đó là: “Tấn công tiêu diệt bọn khủng bố và các quốc gia nào chứa chấp, dung túng, bọn khủng bố”. Đây là lý do chính đáng và duy nhất được thế giới và HĐBA đồng thuận do Mỹ phát động sau ngày 11/9/2011.

    Tại sao Arập Xêút là rơi vào đối tượng này?

    Chuyến thăm Nga gặp TT Putin của Hoàng tử Ảrập Xêút Bandar bin Sultan, người đã đe dọa rằng, nếu Nga không chấp thuận sự thất bại của Syria, Ảrập Xêút sẽ "mở xích" cho những kẻ khủng bố Chechnya nằm dưới sự kiểm soát của họ để gây ra những cái chết hàng loạt và sự hỗn loạn trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông diễn ra từ ngày 7-23/2/2014 tại Sochi, Nga", đã chứng minh và khẳng định rõ ràng điều đó.

    Ngày 4/9 Nga tuyên bố ủng hộ một cuộc tấn công quân sự vào Syria với 2 điều kiện. Một là phải có chứng cứ rõ ràng, nghĩa là ai sử dụng, sử dụng như thế nào và bằng cách nào có được chứng cứ đó, trình lên HĐBA. Hai là phải được HĐBA đồng ý.

    Tuyên bố này của Nga chắc chắn là vô hại với Syria, đương nhiên là thế, bởi vì Nga tin chắc không thể có 2 điều cùng lúc, nhưng với Mỹ và Ảrập Xêút thì lại khác.

    Có thể bây giờ khi Mỹ tấn công Syria, Nga chưa đủ khả năng và các yếu tố khác để tấn công trả đũa Mỹ vào Ảrập Xêút nhưng trong thế vận hội mùa đông ở Nga sắp tới, nếu bị tấn công khủng bố, khiến vận động viên thế giới bỏ mạng thì Ảrập Xêút phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

    Một bài toán rất khó cho Mỹ, đặc biệt, khi có cả vận động viên người Mỹ cũng bị bỏ mạng. Lúc đó, liệu Mỹ có tuyên bố ủng hộ tấn công quân sự vào Ảrập Xêút như Nga đã từng với Syria hay không?

    Nhưng, có khủng bố xảy ra không, ai gây ra…thì khó đoán, vì chính trị là thủ đoạn, ngay việc sử dụng VKHH ở Syria làm chết hơn 1400 người dân vô tội để có tình hình Syria như bây gờ…thì người ta vẫn làm.

    Tuyên bố của Nga chẳng khác nào “trói” Mỹ, “trùm chăn” Ảrập Xêút để tấn công Ảrập Xêút nếu trong thế vận hội mùa đông sắp tới có vấn đề khủng bố xảy ra. Đây là một tuyên bố khôn ngoan nhưng rất sắc lạnh với Ảrập Xêút.

    Như vậy tình hình xảy ra gần đây cho thấy, dù tương quan lực lượng không còn giống như Liên Xô và Mỹ trước đây nhưng hiện nay Nga vẫn là đối thủ chính của Mỹ. Khi đụng đến lợi ích quốc gia quá lớn, an ninh quốc gia bị thách thức mang tính sống còn thì Nga không ngại “chơi rắn”, Grudia là một minh chứng.

    Syria với Nga không phải vì tiền, nếu vì tiền Nga đã “ngả giá” xong xuôi với Ảrập Xêút.

    Nếu ai đó cho rằng đã quá muộn khi Nga cung cấp S-300 cho Syria, nếu ai đó cho rằng việc Nga “tóm sống” tên lửa Ixrael phóng từ Địa Trung Hải…là không giải quyết được gì cho đồng minh Syria thì quả là ngây thơ về chính tri và ấu trĩ về quân sự. Nga không để cho Mỹ trả giá rẻ rề chừng 3 đến 4 trăm triệu USD như ông bộ trưởng quốc phòng Mỹ dự kiến đâu, giá đắt hơn nhiều đấy.

    Không tin, hãy coi hành động của Mỹ. Chưa bao giờ đi “trừng phạt” mà TT Mỹ đi làm “thủ tục hành chính” lại rườm rà đến vậy. Mỹ phải cần thời gian để tính đến phản ứng của Nga, của Iran, tính đến ngọn lửa sẽ cháy đến đâu, dập tắt nó được không…bởi Syria là một quốc gia có vũ khí hóa học giết người hàng loạt.

    Phải chăng tấn công vào Syria sẽ kéo theo một hệ lụy không thể đoán định được, một câu hỏi về tình hình Trung Đông ra sao sẽ rất khó trả lời mà Vương quốc Anh đã sáng suốt dừng cuộc chơi?

    Sẽ rất đơn giản để Mỹ dừng cuộc chơi một cách đàng hoàng, bảo toàn danh dự khi chấp nhận kết quả điều tra của phái đoàn LHQ công bố là, sử dụng VKHH không phải quân đội của TT Assad.

    Đó là hy vọng của những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

     

    Theo DocBao.vn