Bộ xương em bé nằm trong bụng mẹ suốt 38 năm

    Một phụ nữ Ấn Độ được cho là trường hợp mang thai ngoài tử cung lâu nhất thế giới sau khi bác sĩ phát hiện ra bộ xương em bé trong bụng bà suốt 38 năm.

    Một phụ nữ Ấn Độ được cho là trường hợp mang thai ngoài tử cung lâu nhất thế giới sau khi bác sĩ phát hiện ra bộ xương em bé trong bụng bà suốt 38 năm.


    Bệnh nhân đặc biệt này là bà Jyoti Kumar năm nay 62 tuổi. Jyoti mang thai lần đầu vào năm 1978 khi mới 24. Các bác sĩ nói rằng đây là thai ngoài tử cung và đứa trẻ có rất ít cơ hội sống sót.

     

    Do quá sợ hãi bị mổ, người phụ nữ này đã bỏ về địa phương và tự điều trị. Mấy tháng sau, Jyoti thấy bụng không còn đau nữa.

     

     

    Tuy nhiên, sau 38 năm, bà Jyoti bắt đầu bị đau dạ dày và đến  khám ở Nagpur. Các bác sĩ đã tìm thấy bộ xương trẻ em trong bụng bà.

     

    "Bà ấy nói bị đau bụng trong hai tháng qua và chúng tôi phát hiện có một khối u ở phía dưới bụng phải. Ban đầu chúng tôi nghĩ bà ấy bị ung thư", tiến sĩ Mohammad Yunus Shah, từ Viện nghiên cứu y học NKP cho biết.

     

    Nhưng sau đó, kết quả chụp CT của bà Jyoti lại cho thấy khối u hình thành từ lớp vôi cứng.

     

    Bộ xương em bé nằm trong bụng mẹ suốt 38 năm - Ảnh 2

     

    Ảnh minh họa.

     

    Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, mọi người mới vỡ lẽ thứ trong bụng người phụ nữ 62 tuổi này bao nhiêu năm qua là một bộ xương trẻ em.

     

    Các bác sĩ ngay lập tức tiến hành phẫu thuật để lấy bộ xương, giờ đã nằm gọn trong một túi vôi hóa ra khỏi cơ thể bà Jyoti. Túi này nằm giữa bàng quan, ruột và tử cung nên đã chèn ép lên các cơ quan này, đồng thời gây ra cơn đau đường tiết niệu cho bà này.

     

    Theo bác sĩ Mohammad Yunus Shah, ông và đồng sự đã từng phát hiện một trường hợp tương tự xảy ra ở Bỉ, nhưng chỉ với thời gian 18 năm.

     

    Như vậy, ca của bà Jyoti là trường hợp “mang thai ngoài tử cung” lâu nhất thế giới, kéo dài trong suốt 38 năm.

     

    Theo Nguoiduatin.vn