Cúng Tết ông Công ông Táo thế nào cho đúng?

    Mỗi năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp người người nhà nhà đều chuẩn bị lễ vật, mâm cúng để tiễn đưa ông Táo về chầu trời. Tuy nhiên, cách cúng thế nào cho đúng không phải ai cũng hiểu rõ.

    Mỗi năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp người người nhà nhà đều chuẩn bị lễ vật, mâm cúng để tiễn đưa   ông Táo về chầu trời. Tuy nhiên, cách cúng thế nào cho đúng không phải ai cũng hiểu rõ.

     

    Từ xa xưa ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân về trời  báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian. Phương tiện để Táo Quân lên chầu trời chính là cá chép vàng.

     

    Lễ vật cúng Táo Quân 

     

    Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:

     

    + Năm hành kim thì dùng màu vàng
    + Năm hành mộc thì dùng màu trắng
    + Năm hành thủy thì dùng màu xanh
    + Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
    + Năm hành thổ thì dùng màu đen

     

    Cúng Tết ông Công ông Táo thế nào cho đúng? - Ảnh 1

     

    Lễ vật cúng ông Công ông Táo được bày bán nhiều nơi.

     

    Sau khi làm xong lễ cúng, thì người ta thường đốt "vàng mã" cùng với bài vị cũ và lập bài vị mới cho Táo Quân.

     

    Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

     

    Theo quan niệm người Việt, để Táo quân có phương tiện về trời, miền Bắc còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông táo về trời. Con cá chép này sau đó sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông).

     

    Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì giản dị hơn, người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

     

    Cúng Tết ông Công ông Táo thế nào cho đúng? - Ảnh 2

     

    Bài khấn

    Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
    Tín chủ chúng con là: …………
    Ngụ tại: ………………………….

     

    Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sắp sửa hương hoa vật phẩm, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật.
    Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.
    Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già , an ninh khang thái.
    Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

    - Phục duy cẩn cáo!
     
     
    Theo Đời sống & Pháp luật