
Trung Quốc sắp rút giàn khoan để tránh bão?
"Đưa ra một hạn chót cho hoạt động của giàn khoan là một cách mà Trung Quốc tránh cả mùa bão và nguy cơ mất mặt nếu mức độ phản kháng từ Việt Nam không suy giảm", tiến sĩ Alexander Vuving nhận định.
"Đưa ra một hạn chót cho hoạt động của giàn khoan là một cách mà Trung Quốc tránh cả mùa bão và nguy cơ mất mặt nếu mức độ phản kháng từ Việt Nam không suy giảm", tiến sĩ Alexander Vuving nhận định.
Trước câu hỏi “khi thời hạn của kế hoạch triển khai giàn khoan 981 gần Hoàng Sa kết thúc vào 15/8, Trung Quốc sẽ làm gì?”, tiến sĩ Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, người có nhiều nghiên cứu về Đông Nam Á và các nước Đông Dương cho biết trên Vnexpress: "Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ rút giàn khoan đúng hạn”.

Tiến sĩ Alexander Vuving: "Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ rút giàn khoan đúng hạn".
Thực hiện theo đúng kế hoạch giúp Trung Quốc có cơ sở để tranh luận rằng việc đặt giàn khoan là một hoạt động bình thường chứ không nhằm khiêu khích. Việc rút giàn khoan về cũng không có nghĩa là rút lui do áp lực từ phía Việt Nam. Đưa ra một hạn chót cho hoạt động của giàn khoan là một cách mà Trung Quốc tránh cả mùa bão và nguy cơ mất mặt nếu mức độ phản kháng từ Việt Nam không suy giảm.
Sau đó, giàn khoan 981 sẽ được đưa tới một nơi khác ở Biển Đông. Trung Quốc có thể đưa vào gần bờ hơn, để không cần huy động hơn một trăm tàu bảo vệ, nhưng cũng có thể đưa đến vùng mà nước khác tuyên bố chủ quyền, hoặc của Việt Nam hoặc của Philippines.
Việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo còn bất cập
TS Phạm Bích San - Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, cho rằng việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo cho người dân những năm qua còn bất cập, dẫn đến nhận thức của người dân về câu chuyện bị Trung Quốc xâm lược còn mơ hồ.
“Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam không phải là điều mới mẻ nếu nhìn vào lịch sử nhưng lại khiến nhiều người dân Việt Nam bất ngờ, vì lâu nay họ chỉ được nghe trên báo chí chính thống 16 chữ vàng, 4 tốt”, TS San lý giải.

Tàu Trung Quốc liên tục tấn công tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ khiến tình hình
Biển Đông thêm căng thẳng.
TS San lưu ý trong công tác tuyên truyền cũng cần để người dân hiểu rõ về Trung Quốc, tránh những tâm lý lo sợ không đáng có. “Trung Quốc đang trên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, họ thành công, hiện đứng thứ 2 trên thế giới về GDP. Nhưng cần lưu ý Trung Quốc không mạnh như người Trung Quốc cũng như nhiều người khác lầm tưởng. Bản thân nội bộ Trung Quốc đầy những mâu thuẫn, căng thẳng”, TS San nói.
Chính phủ bàn giải pháp ứng phó tình hình biển Đông
Ngày 30/6, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2014 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng và bàn các giải pháp ứng phó với Trung Quốc trên biển Đông, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước...
Phiên họp được truyền hình trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo các địa phương trên cả nước. Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết phiên họp diễn ra trong bối cảnh đặc biệt bởi từ ngày 2/5 tới nay, Trung Quốc đã bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt - Trung đưa và hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc không những xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, ảnh hưởng xấu tới quan hệ Việt - Trung mà còn đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực.
Trong bối cảnh như trên, nhiệm vụ đặt ra là vừa phải nỗ lực cao nhất bằng các giải pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, vừa bằng mọi giải pháp phù hợp để gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, an ninh trật tự để xây dựng và phát triển KT-XH của đất nước.
100 tư liệu chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Theo tin tức, ngày 1/7, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi triển lãm 100 bản đồ cùng nhiều hiện vật, tư liệu quý với chủ đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, những bằng chứng lịch sử và pháp lý". Trong đó, bộ Atlas Universel do Philippe Vandermaelen, nhà địa lý học người Bỉ biên soạn, xuất bản tại Bruxelles (Bỉ) năm 1827 là tài liệu quý giá không chỉ về học thuật mà còn có giá trị pháp lý, góp thêm vào bộ hồ sơ chứng minh chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Chiến sĩ Hải quân ghi lại những bản đồ thế giới, bằng chứng lịch sử, pháp lý khẳng định chủ
quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam tại buổi triển lãm sáng 1/7.
Các bản đồ, tư liệu này được trưng bày theo chủ đề: bản đồ Việt Nam thời quân chủ, bản đồ xuất bản tại phương Tây, bản đồ Trung Quốc xuất bản tại phương Tây, bản đồ Trung Quốc do các nhà nước Trung Quốc xuất bản (từ thế kỷ 16 đến 20) ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tư liệu hình ảnh và các tư liệu hán nôm của Việt Nam trong thời Nguyễn (1802-1945) và thời kỳ trước năm 1975.
Theo Docbao.vn