Xử lý vi phạm nồng độ cồn: Chiến dịch lần này chỉ là thí điểm

    “Cảnh sát giao thông (TP.HCM) không chỉ đạo lập chốt gần quán bia để xử lý vi phạm nồng độ cồn. Đó là do báo chí đưa tin chưa đến nơi đến chốn.

    “Cảnh sát giao thông (TP.HCM) không chỉ đạo lập chốt gần quán bia để xử lý vi phạm nồng độ cồn. Đó là do báo chí đưa tin chưa đến nơi đến chốn.

     

    Không có chuyện cảnh sát giao thông chỉ chăm chăm bắt mấy ông bước ra từ quán bia”, thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, cục trưởng cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ đường sắt trả lời báo chí ngày 1.10, trong buổi họp báo về chiến dịch tuyên truyền và kiểm tra xử lý vi phạm nồng độ cồn.
     

     

     

    CSGT Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn với người tham gia giao thông trong một đợt cao điểm trước đây.
     Ảnh: Chí Hiếu
     

     

    * Đã từng có nhiều “chiến dịch” xử lý vi phạm nồng độ cồn nhưng sau đó lại lắng xuống, làm sao để chiến dịch lần này không lặp lại cảnh “bắt cóc bỏ dĩa”?

    - Trong chiến dịch mũ bảo hiểm, để có được ý thức như hôm nay, chúng ta đã phải tuyên truyền từ mười năm trước. Riêng vấn đề bia rượu, cuộc chiến này còn gay gắt hơn, dai dẳng hơn, nhất là khi CSGT còn quá mỏng, trang thiết bị rất thiếu nên làm chưa triệt để. Vì thế, có thể (chiến dịch này, từ 1.10 – 31.12) chỉ là thí điểm!

    * Lần này liệu CSGT có lại lập chốt gần quán nhậu như có địa phương trước đây từng làm?

    - Kiểm soát lái xe uống bia rượu thì phải đứng trên đường. Cảnh sát giao thông không chỉ đạo đứng trước quán bia mà đứng… xa xa chút, đứng thế mới phát hiện được. Điều này thuộc lĩnh vực nghiệp vụ của CSGT. CSGT không nhăm nhăm bắt những người bước ra khỏi quán bia mà do báo chí đưa chưa đến nơi đến chốn. Tôi kêu gọi báo đài hãy ủng hộ chúng tôi trong việc này!

    * Vậy điểm đặc biệt của chiến dịch lần này, trong đó việc thí điểm tại Quảng Ninh theo tiêu chuẩn quốc tế là gì?

    - Đối với chiến dịch thí điểm tại Quảng Ninh, vì mục tiêu chỉ là xác định số lượng lái xe uống rượu bia (đặc biệt vào buổi tối, sau các cuộc nhậu) tham gia giao thông nên chuyện xử lý có lẽ chưa tính đến, có chăng chỉ thí điểm. Vì vậy mà cách làm cũng sẽ nhẹ nhàng, không ảnh hưởng nhiều đến quá trình xe lưu thông. Cảnh sát chỉ dùng 1/3 làn đường để ra tín hiệu dừng xe, người điều khiển có thể ngồi ngay trên xe rồi quay kính xuống.

    * Nhưng nếu chỉ thí điểm mà chưa xử phạt như vậy e dân nhậu có “nhờn” luật?

    - Đây là chiến dịch riêng, một mặt để uỷ ban An toàn giao thông chỉ đạo tuyên truyền. Còn việc xử lý vi phạm nồng độ cồn (ở những chỗ khác) vẫn là nhiệm vụ của CSGT, không nằm trong chiến dịch này. Ở đó, người vi phạm về nồng độ cồn sẽ được xử lý lồng với các vi phạm khác, vì theo quy định, việc kiểm tra nồng độ cồn chỉ được thực hiện khi thấy có dấu hiệu vi phạm.
     

    Kiểm tra nồng độ kiểu mới: “Sẽ rất dễ chịu”!

    Về nội dung chiến dịch tuyên truyền và tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm quy định nồng độ cồn diễn ra từ 1.10 – 31.12, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, phó chủ tịch uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết: Chiến dịch này nhằm nâng cao nhận thức chứ không nhắm vào xử phạt. Trong đó, tại Quảng Ninh, lần đầu tiên Việt Nam sẽ áp dụng kiểm soát nồng độ cồn theo tiêu chuẩn và kinh nghiệm quốc tế với cách làm “rất nhẹ nhàng, dễ chịu”. “Hoạt động thí điểm tại Quảng Ninh với mục đích khảo sát chính xác tỷ lệ người vi phạm chủ yếu phục vụ việc xây dựng chính sách về sau. Nhưng trong chiến dịch, nếu phát hiện vi phạm nặng vẫn xử lý tại chỗ. Quan điểm của chúng ta là chuyển từ kiểm soát bị động (có người vi phạm là kiểm tra luôn) sang kiểm soát chủ động đối với người tham gia giao thông”, ông Hiệp nói. Vẫn theo ông Hiệp, thống kê chưa đầy đủ thì có khoảng 60% ca chấn thương nặng, 30% trong số các ca tử vong liên quan đến bia rượu, song lực lượng chức năng mới xử lý được 8% các hành vi vi phạm nồng độ cồn do chưa làm liên tục và thiếu trang thiết bị.

     

     

     

    Theo Vietpress