Chuyện lạ ngàn m2 sàn thương mại bỏ không ở Hà Nội

    Một diện tích lớn sàn thương mại ở phố sầm uất bậc nhất Hà Nội có nhiều khách hàng muốn thuê nhưng vẫn bỏ không vì tranh chấp không đáng có.

    Một diện tích lớn sàn thương mại ở phố sầm uất bậc nhất Hà Nội có nhiều khách hàng muốn thuê nhưng vẫn bỏ không vì tranh chấp không đáng có.
     
     
     
    Ba chung cư cũ nát đã thành tòa nhà hiện đại nhưng chủ đầu tư có nguy cơ phá sản vì không thể kinh doanh trên diện tích của mình.
     
     
    Chuyện xảy ra tại dự án nhà cao tầng và văn phòng cho thuê Thành Công 2 (165 Thái Hà, Hà Nội) do Công ty CP Đầu tư địa ốc Sông Hồng (SongHongLand) đầu tư. Tại đây, mọi việc bồi thường đã hoàn tất, nhà đã xây dựng xong thì một đơn vị có quyền lợi liên quan là Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel) lại có yêu cầu khác với thỏa thuận ban đầu, đẩy chủ đầu tư vào khó khăn.
     
     
    “Đảo ngược” ở phút chót
     
     
    Năm 2013, Dự án nhà ở cao tầng I1, I2, I3 và Văn phòng cho thuê Thành Công 2 trước đây được UBND TP.Hà Nội giao cho Công ty Hanel làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, dự án đã không thể triển khai. Vì vậy, năm 2006, TP. Hà Nội đã chuyển giao dự án cho Tổng công ty Sông Hồng.
     
    Ngày 27/5/2008,UBND TP. Hà Nội cấp Giấy Chứng nhận đầu tư số 01121000158 để Tổng công ty Sông Hồng và SongHongLand cùng thực hiện dự án đầu tư “Xây dựng Nhà ở cao tầng I1, I2, I3 và Văn phòng cho thuê Thành Công 2”. Sau đó, 3/7/2008, TP. Hà Nội có Quyết định số 2568/QĐ-UBND thu hồi 5.283m2 đất tại dự án giao cho Tổng Công ty Sông Hồng thực hiện dự án. 
     
    Tổng công ty Sông Hồng và SongHongLand đã hoàn thành đủ trách nhiệm chủ đầu tư. Về nghĩa vụ tài chính, Chủ Đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ về tiền sử dụng đất cho toàn bộ phần diện tích đất là 5.283 m2 theo Quyết định của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc miễn, giảm tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã chi trả đầy đủ tiền bồi thường hỗ trợ GPMB cho tất cả các hộ dân thuộc phạm vi GPMB theo phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB của UBND quận Đống Đa.
     
    Với toàn bộ nguồn vốn thực hiện dự án là của chủ đầu tư và huy động từ những nguồn vốn hợp pháp khác; không có vốn ngân sách, dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động đúng tiến độ; hoàn trả miễn phí 97 căn hộ tái định cư tại chỗ cho các hộ dân theo đúng quy định.
     
    Tại thời điểm triển khai dự án, Hanel có một số căn hộ và diện tích đang sử dụng tại các tòa nhà cũ. Tuy nhiên, Xí nghiệp Quản lý & Phát triển nhà số 2 - Quận Đống Đa, cũng như Công ty Hanel không cung cấp được các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của Hanel đối với khu đất Hanel đang sử dụng.
     
    Vì vậy, chủ đầu tư và UBND quận Đống Đa không đủ căn cứ pháp lý để lập và phê duyệt được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Công ty Hanel.
     
    Vì không có đủ hồ sơ chứng minh, Songhongland và Công ty Hanel đã thống nhất phương án GPMB theo cơ chế tự thỏa thuận theo quy định pháp luật. Theo đó, Tổng Công ty Sông Hồng - SongHongLand đã ký Biên bản thỏa thuận số 126/2010/BBTT ngày 2/8/2010 với Hanel về việc giải quyết quyền lợi của Công ty Hanel tại dự án. Thỏa thuận có đầy đủ chữ ký của 3 bên.
     
    Tuy nhiên, từ khi công trình đưa vào sử dụng từ tháng 1/2013, Ban Quản lý dự án đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu Công ty Hanel đến ký hợp đồng thuê diện tích sàn thương mại như đã thỏa thuận, nhưng Hanel tìm cách trì hoãn không ký hợp đồng. Đồng thời, phía Hanel cho rằng chỉ thuê lại diện tích nêu trên từ Sở TN&MT.
     
    Cùng lúc, Hanel đề nghị TP.Hà Nội sửa lại Quyết định 2568/QĐ-UBND về việc thu hồi 5.283m2 giao cho Tổng Công ty Sông Hồng thực hiện dự án.
     
    Phía Hanel cho rằng, trong số 5.283 m2 đất thu hồi có 1.476 m2 đất (bao gồm 1.350 m2 đất và 126 m2 đất của 6 ki ốt) có nguồn gốc đất tại tầng 1 là thuộc nhà máy sản xuất của Công ty Hanel đã được TP. Hà Nội giao cho từ năm 1987. Dù vậy, Hanel không đưa ra được hợp đồng thuê đất, cùng những tài liệu liên chứng minh tính hợp pháp của phần diện tích đất trên.
     
     
    Quyền lợi nhận đủ, đòi thay đổi cam kết?
     
     
    Trước những yêu cầu của Công ty Hanel đưa ra, Songhongland khẳng định, theo các quy định hiện hành của nhà nước thì phần diện tích đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của Tổng Công ty Sông Hồng - SongHongLand.
     
    Cụ thể, mục đ khoản 4 điều II Nghị quyết 34/2007/NQ-CP ngày 03/07/2007 nêu rõ: “Chủ đầu tư dự án được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với diện tích các căn hộ còn lại và diện tích các công trình kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi dự án (nếu có) sau khi hoàn thành tái định cư tại chỗ”.
     
    Songhongland khẳng định chủ đầu tư có đầy đủ điều kiện hợp pháp để khai thác, kinh doanh các phần diện tích còn lại. Bởi, đến nay chủ đầu tư đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tái định cư tại chỗ đối với các hộ gia đình nằm trong diện di dời, GPMB phục vụ dự án.
     
     
    Songhongland, hanel, chung cư cũ, thái hà, tranh chấp
     
     
     
    Hơn nữa, Công ty Hanel - Tổng Công ty Sông Hồng - SongHongLand đã thống nhất ký Biên bản thỏa thuận số 126/2010/BBTT ngày 2/8/2010 về việc giải quyết quyền lợi của Công ty Hanel tại dự án 165 Thái Hà.
     
    Theo nội dung Biên bản, Tổng Công ty CP Sông Hồng, SongHongLand và Công ty Hanel cùng nhau tổng kết, điều chỉnh và thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đối với dự án xây dựng Nhà ở cao tầng I1, I2, I3 và Văn phòng cho thuê Thành Công 2.
     
    Thực hiện Biên bản thỏa thuận số 126/2010/BBTT ngày 2/8/2010, từ năm 2010 đến nay chủ đầu tư đã bồi thường hỗ trợ cho Công ty Hanel 3 tỷ đồng tiền mặt tiền bôi thường, hỗ trợ GPMB; Bố trí tái định cư 6 căn hộ chung cư (06 căn hộ Hanel đã đưa vào sử dụng); Bán cho Công ty Hanel 20 căn hộ theo giá dự án, cùng 30 căn hộ theo giá đảm bảo kinh doanh ước tính giá trị ưu đãi tại thời điểm ký hợp đồng mua bán so với giá chủ đầu tư phê duyệt bán ra thị trường lên đến hàng chục tỷ đồng. Đến nay, 50 căn hộ này, cán bộ nhân viên của Công ty Hanel đã nhận bàn giao và sử dụng.
     
    Đối với phần diện tích 1.350 m2 tại tầng 1 và tầng lửng theo Biên bản thỏa thuận số 126/2010/BBTT ngày 2/8/2010 quy định rõ: “Các Bên thống nhất Công ty Hanel sẽ ký hợp đồng với Ban Quản lý dự án về việc thuê phần diện tích 1.350m2 với thời hạn 50 năm, trả tiền thuê hàng năm theo đơn giá nha nước tại thời điểm thanh toán”.
     
    Chủ đầu tư đã chuẩn bị bố trí 1.350m2 tại tầng 1 và tầng lửng mà phía Hanel không phải đóng kinh phí xây dựng mới để Hanel ký hợp đồng thuê với thời hạn 50 năm.
     
    Tuy nhiên, Việc Công ty Hanel lại tìm cách trì hoãn không ký hợp đồng, đồng thời tuyên bố chỉ thuê lại diện tích nêu trên từ Sở TN&MT TP.Hà Nội đã khiến chủ đầu tư bất ngờ. Theo chủ đầu tư, điều này đã không đúng với điều khoản mà Công ty Hanel đã cam kết tại Biên bản thoản thuận126/2010 là sẽ thuê lại 1.350 m2 mặt sàn tại tầng lửng từ chủ đầu tư. Trong khi đó, phía Hanel đã nhận đủ các quyền lợi theo thỏa thuận, đến điều khoản cuối cùng lại đòi thay đổi?
     
     
    Theo CaFeF