Dân càng đông mà đất phố cổ không nở ra được

    Theo bà Tô Thị Toàn – Nguyên Phó trưởng ban Ban quản lý phố cổ việc di dời, giãn dân phố cổ là vấn đề cần sự tổng hòa của cả bộ máy nhà nước, chính quyền, nhân dân cần hợp lực lại.

    Theo bà Tô Thị Toàn – Nguyên Phó trưởng ban Ban quản lý phố cổ việc di dời, giãn dân phố cổ là vấn đề cần sự tổng hòa của cả bộ máy nhà nước, chính quyền, nhân dân cần hợp lực lại.

     

    Đề án “Giãn dân phố cổ” của TP Hà Nội đã được quận Hoàn Kiếm “gật đầu” từ 6/2013. Theo đó, Hà Nội sẽ làm mọi cách để giảm mật độ dân cư phố cổ từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha vào năm 2020, tương ứng phải di chuyển 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người.

    Đề án giãn dân phố cổ giai đoạn 1 từ quý II/2013 đến quý IV/2016 đã bắt đầu triển khai những bước đầu tiên. Đây được coi là một đại dự án và một cuộc đại di cư dành cho dân phố cổ sắp bắt đầu.

    PV Vland đã có cuộc trao đổi với bà Tô Thị Toàn – Nguyên Phó trưởng ban Ban quản lý phố cổ về vấn đề này.

     

    Dân càng đông mà đất phổ cổ thì không nở ra được

     

    PV:Di dời, giãn dân phố cổ đã không còn là chuyện mới nhưng lúc nào cũng nóng. Đề án đã kéo dài trong nhiều năm qua nhưng vẫn còn ngổn ngang nhiều khó khăn. Theo bà vấn đề nào là nút thắt lớn nhất trong quá trình thực hiện đề án?

    Bà Tô Thị Toàn:

    Những năm gần đây việc bảo tồn, tôn tạo những di sản được Đảng và Nhà nước quan tâm rất nhiều. Hà Nội là thủ đô có bề dày lịch sử hơn 1000 năm chứa đựng những công trình kiến trúc có giá trị từ xa xưa đi theo chiều dài thời gian phát triển trong đó có phố cổ Hà Nội.

    Phố cổ Hà Nội bao nhà ở, công trình văn hóa, nhà hát…đặc biệt là những công trình tôn giáo, tín ngưỡng đền, chùa, miếu, am... cùng với văn hóa phi vật thể là lễ hội và hoạt động phố cổ. Nhưng vấn đề là bảo tồn làm sao để bảo tồn phải song song với nâng cao điều kiện sống của người dân.

    Hà Nội trước đây là trung tâm kinh tế của miền Bắc nhưng khi trở thành thủ đô, Hà Nội đã mang một tầm vóc mới trở thành trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của cả nước. Vì vậy phải bảo tồn.

    Việc bảo bảo tồn tôn tạo phố cổ đã được nhà nước trực tiếp là Bộ Xây dựng quy hoạch chi tiết và đã có những quy định tạm thời để người dân thực hiện. Cuộc sống ngày càng phát triển và quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh. Phố cổ càng đông thì càng chật mà cuộc sống đòi hỏi thích ứng với hiện tại.

    PV:Một trong những vấn đề được bà đặt ra là bảo tồn phải song song với nâng cao điều kiện sống của người dân. Xin bà cho biết cụ thể hơn?

    Bà Tô Thị Toàn:

    Rõ ràng văn hóa thì phải bảo tồn nhưng đời sống người dân cũng cần được nâng cao. Thực hiện được điều đó có nghĩa là công trình vẫn được bảo tồn, đời sống người dân được thích ứng.

     

    phố cổ, giãn dân, di dời, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đề án, Việt Hưng

     

    Khách quan nhìn thấy nhiều người ủng hộ nhưng ủng hộ bao nhiêu, ủng hộ như thế nào thì lại phụ thuộc vào điều tra


    Theo thời gian người đông lên, cuộc sống ngày càng phát triển nhưng đất phố cổ thì không thể nở ra được nên đòi hỏi phải có kế hoạch đưa người dân dần ra khỏi phố cổ để vừa bảo tồn vừa phát huy được những giá trị văn hóa của phố cổ. Thực tế hiện nay tại khu vực phố cổ có nơi có mật độ lên tới 1000 người/ha. Phải bớt mật độ xây dựng khoảng 500 người/ha thôi.

    Trong đó cần lưu ý nâng cao điều kiện sống của người dân là cả với người dân di dời lẫn người dân ở lại. Vấn đề bảo tồn tôn tạo phát triển ở đây là phát triển bền vững.

     

    Dân ủng hộ thì mới hoàn thành nhiệm vụ

     

    PV:Là khu vực được định giá theo đúng “tấc đất, tấc vàng” một trong những vấn đề mà dư luận và người dân quan tâm là sau di dời những tấc vàng ấy sẽ được sử dụng như thế nào? Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào, thưa bà?

    Bà Tô Thị Toàn:

    Tôi nghĩ rằng bây giờ có đưa ra thì cũng chỉ là giả thuyết. Theo tôi đây cũng là một vấn đề khó khăn. Kế hoạch hiện nay là được Thành phố, quận mua lại. Tôi nghĩ cũng có thể sẽ cho phép cá nhân mua lại. Nhưng quan trọng là mua lại rồi để làm gì? Nếu làm các công trình công cộng phục vụ đời sống nâng cao tinh thần cho người dân phố cổ thì rất tốt nhưng liệu chúng ta có đủ tiềm năng về kinh tế không?

    Ví dụ lấy lại ngôi nhà bao nhiêu tiền nhưng chỉ để bảo tồn thôi thì không phát huy được di tích. Vấn đề ở đây là anh phải phát huy được di tích nhưng không được tăng dân số, tăng kỹ thuật hạ tầng. Cái chính là bảo tồn nhưng vẫn phải nâng cao điều kiện sống cho người dân. Vậy sử dụng như thế nào cho hợp lý. Có thể làm trạm xá, thư viện nhưng có đủ sức làm không? Như trước đây có kế hoạch đưa Mã Mây trở thành phố đi bộ nhưng không thực hiện được.

    Có những phương án đề ra trong lõi có thể xây nhà cao tầng thì khác gì việc lại đưa dân vào. Cho nên vấn đề này cũng cần nghiên cứu để đưa ra giải pháp thật khoa học không thì sẽ một lần nữa phá vỡ quy hoạch.

    PV:Trong câu chuyện di dời, giãn dân phố cổ có một điều kỳ lạ là người dân phố cổ Hà Nội đang sống chui rúc, chật chội trong những căn nhà cũ nát nhưng khi nói đến chuyện di dời sang khu tái định cư lại cứ giãy nảy lên như “đỉa phải vôi”. Người dân cũng là một trong những khó khăn khi thực hiện đề án. Bà nghĩ sao về vấn đề này?

    Bà Tô Thị Toàn:

    Trong giãn dân của mình trước tiên thì tự nguyện là một, bắt buộc là hai, bắt buộc cuối cùng là cưỡng chế thì cưỡng chế vẫn quá nhiều. Cho nên việc tuyên truyền vận động giáo dục người dân là rất quan trọng. Người dân ủng hộ thì mình mới hoàn thành nhiệm vụ.

    Đây là vấn đề cần sự tổng hòa của cả bộ máy nhà nước, chính quyền, nhân dân cần hợp lực lại. Khi tất cả đồng thuận thì lúc đó mới có phương án tối ưu.

    Khách quan nhìn thì thấy nhiều người ủng hộ nhưng ủng hộ bao nhiêu, ủng hộ như thế nào thì lại phụ thuộc vào phiếu điều tra của quận, của ban phố cổ. Đó mới là số liệu chính xác.

    Trong vấn đề này người làm quản lý trước hết phải có cái tâm. Đây không chỉ là chính sách quy hoạch mà còn liên quan đến văn hóa trải qua cả ngàn năm lịch sử phát triển.

    Xin cảm ơn bà!


     
    Theo CaFeF